Tê bì chân tay đau mỏi vai gáy nguyên nhân & cách điều trị

Tê bì chân tay đau mỏi vai gáy là tình trạng rất phổ biến hiện nay và có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Vậy tê bì chân tay đau mỏi vai gáy là triệu chứng của bệnh gì và khắc phục ra sao?

Theo các chuyên gia, triệu chứng tê bì chân tay đau mỏi vai gáy có thể xuất hiện ở nhiều ở nhiều đối tượng, lứa tuổi và nghề nghiệp, đặc biệt dân văn phòng. Biểu hiện là cơn đau xuất hiện từ từ rồi lan xuống hai bả vai, gây tê bì chân tay. Đôi khi đây không chỉ dừng lại ở những cơn đau thông thường mà có thể dẫn đến những  biến chứng nguy hiểm.

Tê bì chân tay đau mỏi vai gáy là bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là tình trạng xảy ra khi máu lưu thông kém đến các cơ vai gáy, hoặc do ngồi sai tư thế, lao động quá sức, mệt mỏi, cứng cổ… Nhiều trường hợp có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khác như đau đầu, đau vùng sau gáy, sợ tiếng động, sợ ánh sáng…

Các chuyên gia y tế cho biết, tình trạng tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy cũng có thể là biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, đau gai xương,… Cơn đau có thể lan xuống bả vai làm tê bì tay chân khiến người bệnh có cảm giác rất khó chịu. Cơn đau sẽ khỏi nhanh sau vài giờ, tuy nhiên cũng có thể kéo dài đến vài ngày hoặc vài tuần, cơn đau tăng lên khi đi lại, vận động, ho, hắt hơi hoặc thay đổi thời tiết.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay đau mỏi vai gáy

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy. Một số nguyên nhân thường gặp như:

  • Do tư thế ngủ không đúng, ngủ kê đầu quá cao, nằm nghiêng, nằm tựa vào ghế cứng.
  • Do ngồi máy tính quá lâu, ít vận động khiến các dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến đau vai gáy.
  • Do có tiền sử về bệnh vai gáy, vẹo cột sống, thoái hóa đốt sống cổ,…
  • Những người cao tuổi, người ít vận động khi thay đổi thời tiết dễ bị nhiễm lạnh hoặc mắc các chứng phong hàn dẫn đến tình trạng đau vai gáy.

Đặc biệt tình trạng tê bì chân tay là triệu chứng rất hay gặp ở những người bị thiếu máu não. Người bệnh thường bị các cơn đau đầu nặng trịch giống như có vật gì đè lên, nhất là những lúc mệt mỏi, stress, căng thẳng, hoặc mới ngủ dậy sau buổi sáng. Bên cạnh đó người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng khác đi kèm như chóng mặt, buồn nôn, suy giảm trí nhớ, kém tập trung…

Cách khắc phục tình trạng tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy

Để phòng ngừa tình trạng đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay, bạn nên thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, tập các bài tập tốt cho cổ, vai gáy và lưng như đi bộ, mát xa, tập yoga… Khi có hiện tượng nhức vai gáy, cứng cổ, tê bì chân tay, bạn phải tìm không gian yên tĩnh và thư giãn nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, không để cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột,…

Ăn uống đủ chất, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày.

Nếu thường xuyên gặp phải triệu chứng tê bì chân tay đau mỏi vai gáy, bạn nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp.

Theo các chuyên gia, tê bì chân tay là một trong những triệu chứng điển hình của chứng thiểu năng tuần hoàn não (thiếu máu lên não). Khi bị thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác kèm theo như: đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, buồn nôn, chóng mặt…

Để khắc phục tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, hoạt huyết dưỡng não An Brain là một giải pháp hữu hiệu. Hoạt huyết dưỡng não An Brain có chứa các thành phần được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên như: cao bạch quả, cao quả óc chó, cao đinh lăng, cao rau đắng biển, cao việt quất…

Hoạt huyết dưỡng não An Brain có công dụng:

  • Giúp hoạt huyết dưỡng não chống căng thẳng, stress
  • Giảm nguy cơ hình thành cục máu đông (một trong những nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não)
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não như đau đầu, chóng mặt, tê bì chân tay, mất ngủ, suy giảm trí nhớ
  • Hỗ trợ hồi phục trí nhớ, trí nhớ kém… ở người cao tuổi.
  • Giúp hỗ trợ điều hòa chu kì ngày – đêm, chu kì giấc ngủ.
  • Giúp hỗ trợ tuần hoàn não giảm đau đầu, chóng mặt…

Sản phẩm không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, chỉ định, chống chỉ định… trước khi dùng. Khi có triệu chứng bệnh, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chỉ định thuốc và tư vấn điều trị đầy đủ nhất.

error:
Chat Facebook
Gọi Điện Thoại