Contents
Suy nhược thần kinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của người bệnh, việc nhận biết sớm các dấu hiệu bị suy nhược thần kinh giúp người bệnh điều trị sớm và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Suy nhược thần kinh là bệnh lý rất hay gặp trong xã hội hiện đại với nhiều áp lực. Đây là một hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ gây nên. Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh được xác định là do các vấn đề về tâm lý.
Ảnh hưởng của bệnh suy nhược thần kinh
Bệnh suy nhược thần kinh gây ra những triệu chứng ảnh hưởng đến thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Không chỉ sức khỏe giảm sút mà người bị suy nhược thần kinh còn không thể tập trung vào công việc, khiến cho hiệu quả công việc đi xuống. Nếu không điều trị để bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và bệnh tiến triển nặng thêm.
Dấu hiệu bị suy nhược thần kinh biểu hiện như thế nào?
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bị suy nhược thần kinh giúp người bệnh sớm điều trị, ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Sau đây là một số dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh chúng ta không thể bỏ qua.
-
Mệt mỏi:
Đây cũng là một trong những dấu hiệu bị suy nhược thần kinh cần lưu ý. Bình thường cơ thể khi tham gia vận động mạnh hoặc làm việc trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, sau đó sức khỏe sẽ dần hồi phục khi chúng ta nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ, đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên đối với trường hợp bị suy nhược thần kinh, tình trạng mệt mỏi thường không có nguyên nhân cụ thể. Đi kèm với dấu hiệu mệt mỏi là các biểu hiện khác như tinh thần khó chịu, bực bội, khó ngủ, không yên. Điều này cũng kéo theo ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như hồi hộp, tim đập nhanh, thở gấp, dạ dày khó chịu…
-
Rối loạn giấc ngủ:
Theo các chuyên gia, triệu chứng rối loạn giấc ngủ vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả mà tình trạng suy nhược thần kinh gây ra. Người bệnh có các biểu hiện như: khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay gặp ác mộng, tỉnh dậy giữa đêm…
-
Đau đầu:
Người bị suy nhược thần kinh thường có cảm giác đầu óc nặng nề, đau đầu (hay bị đau ở trán, một bên đầu hoặc hai bên thái dương). Ngoài ra bệnh nhân có thể có các triệu chứng như: thị lực giảm sút, mắt nhức mỏi. Mức độ đau đầu tăng lên khi làm việc trí óc, áp lực công việc, có thể xảy ra ngay khi mới thức dậy vào buổi sáng.
-
Mất kiểm soát cảm xúc:
Dấu hiệu mất kiểm soát cảm xúc như: người bệnh dễ cáu kính, thiếu kiên nhẫn, dễ bị kích thích tâm lý, nóng nảy, dễ gắt gỏng, đôi khi phản ứng thái quá… Đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị suy nhược thần kinh, những biểu hiện này dễ bùng phát và cũng dễ dập tắt.
-
Rối loạn lo âu:
Rối loạn lo âu là một trong những dấu hiệu cảnh báo bị suy nhược thần kinh, người bệnh có các biểu hiện như: dễ sợ hãi, sợ giao tiếp, sợ bị bệnh, sợ bẩn… Nếu không đi khám và chữa trị kịp thời có thể kéo theo các bệnh nguy hiểm hơn như mất trí nhớ, trầm cảm…
Ngoài những dấu hiệu trên, người bị suy nhược thần kinh còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: Triệu chứng về cơ khớp và thần kinh (đau mỏi cổ, đau cột sống, nhức mỏi cơ, đau đầu chóng mặt, hoa mắt, rối loạn cảm giác…); Triệu chứng về đường tiêu hóa (buồn nôn, chán ăn, táo bón, chướng bụng…); Các triệu chứng về tim mạch (Hồi hộp, tim đập nhanh, khó thở, thở gấp, đau tim…)
Cách phòng ngừa bệnh suy nhược thần kinh như thế nào?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh suy nhược thần kinh xảy ra chủ yếu do áp lực về tinh thần. Do vậy điều trị bệnh cần giải quyết về tinh thần trước. Người bệnh cần nghỉ ngơi, điều chỉnh tâm lý thoải mái, ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc do bác sĩ chỉ định.
Hiện nay việc sử dụng hoạt huyết dưỡng não cũng là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh. Sản phẩm Hoạt huyết dưỡng não An Brain với thành phần chính là các thảo dược thiên nhiên có tác dụng hoạt huyết dưỡng não, bổ khí huyết, giảm căng thẳng, hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não như mất ngủ, đau đầu, chóng mặt… Sản phẩm có bán tại các Nhà thuốc hiện nay.
Để phòng và điều trị suy nhược thần kinh, người bệnh cần chú ý: xây dựng mối quan hệ tốt trong gia đình và nơi làm việc, khắc phục tình trạng căng thẳng mệt mỏi, cân bằng giữa làm việc, nghỉ ngơi và giải trí, ngủ đủ giấc, tập thể dục thể thao giúp cho tinh thần luôn thoải mái, tránh những nơi ồn ào, luôn tin tưởng lạc quan và tự tạo cho mình niềm vui trong công việc và cuộc sống.