Contents
Khi thời tiết giao mùa, trẻ thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Vậy nên trong mùa lạnh hoặc những ngày giao mùa, cha mẹ nên lưu ý những cách để bảo vệ và chăm sóc cho trẻ đúng cách.
Tại sao trẻ dễ bị ho trong mùa lạnh?
Trẻ bị ho trong mùa lạnh và thời điểm giao mùa có thể do nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chủ yếu thứ nhất là do nhiệt độ hạ thấp bất ngờ khiến trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp vì sức đề kháng suy yếu. Thứ 2 là do trẻ bị nhiễm lạnh, dị ứng thời tiết, hen suyễn.
Trẻ bị ho có đáng lo không?
Trên thực tế, trẻ em có hiện tượng ho không phải là hiện tượng lạ và hiếm gặp. Đây là cách để cơ thể đào thải và loại bỏ vi khuẩn ra bên ngoài. Ho cũng là cách để giúp đường hô hấp bảo vệ khỏi sự tấn công của bụi bẩn, vi khuẩn. Nhờ vậy mà giảm các nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ.
Theo nghiên cứu, đa số trẻ bị ho là do một số virus lành tính tấn công vào cơ thể. Vì vậy, tình trạng này sẽ thuyên giảm khi cha mẹ chăm sóc bé tại nhà cần thận. Ngoài ra, hiện tượng trẻ bị ho cũng có thể xuất phát từ việc trẻ bị cảm lạnh, bị viêm đường hô hấp hoặc bị viêm phổi. Trong trường hợp như vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ để điều trị kịp thời.
Những tình trạng ho thường gặp
Các trẻ em thường có những triệu chứng ho khác nhau, cha mẹ dựa vào đó để xác định xem bé đang bị ho trong trường hợp nào. Việc xác định tình trạng ho của bé cực kì quan trọng.
Ho có đờm
Hiện tượng ho có đờm thường xuất hiện trong trường hợp đường hô hấp của con người có nhiều chất dịch nhầy và tạp chất. Chất xuất tiết này chính là hồng cầu, bạch cầu, bụi bẩn, khói,…Để chúng không tồn tại trong cơ thể quá lâu, phản ứng của cơ thể là ho để tống chất dịch nhầy ra bên ngoài.
Hiện tượng này có thể là cấp tính hoặc là mãn tính. Đối với tình trạng trẻ em bị ho có đờm cấp tính có thể nguyên nhân là do bé mắc bệnh viêm phế quản hoặc hen suyễn. Cha mẹ nên theo dõi hiện tượng này và đưa bé đi khám khi cần thiết.
Ho khan
Ho khan là hiện tượng ho từng cơn do bị cảm lạnh hoặc cúm. Đây là những bệnh viêm đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này cũng có thể xuất phát từ việc bé liên tục hít phải khói bụi, ô nhiễm ngoài đường hoặc ở gần người hút thuốc lá. Cha mẹ nên lưu ý đeo khẩu trang cho con khi đi ra đường để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Chăm sóc trẻ bị ho như thế nào?
Vệ sinh bên ngoài
Khi trẻ có hiện tượng bị ho nhưng không có dấu hiệu của việc chán ăn, bỏ bữa hay quấy khóc thì cha mẹ có thể tự chăm sóc trẻ ở nhà. Hầu hết là do trẻ bị nhiễm virus nên sau một vài ngày sẽ tự động khỏi.
Đối với các trẻ bị ho nên chú ý giữ ấm cho bé, tránh gió lạnh bên ngoài dẫn đến tình trạng cảm cúm trở nên nghiêm trọng hơn. Cha mẹ nên cho bé uống thật nhiều nước, đặc biệt là nước ấm để bổ sung nước cho cơ thể.
Cha mẹ có thể mặc ấm, hạn chế cho trẻ ra ngoài đường trong thời gian này. Đặc biệt không nên cho trẻ ngồi trong phòng điều hòa quá lâu. Không để trẻ ăn những đồ ăn lạnh. Nên cho trẻ uống thật nhiều nước, đặc biệt là nước ấm để bổ sung nước cho cơ thể.
Trong thời gian này, cha mẹ nên hạn chế tắm cho bé quá lâu. Tốt nhất là lâu qua người cho bé bằng nước ấm. Đây là cách để tăng độ ẩm cho da, con sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Cha mẹ nên để ý cho trẻ súc miệng bằng nước muối ít nhất 2 lần mỗi ngày để vệ sinh khoang họng. Việc này chỉ áp dụng cho những bé từ 3-4 tuổi. Vì ở độ tuổi này bé không bị nuốt nước súc miệng vào bên trong.
Có nên sử dụng xịt họng Golanil Junior trị ho cho trẻ?
Xịt họng Golanil Junior là sản phẩm được các chuyên gia và bác sĩ khuyên dùng cho trẻ với thành phần 100% từ tự nhiên không chỉ bảo vệ cổ họng mà còn sát trùng, chống viêm cho họng, tăng sức đề kháng cho đường hô hấp trên của bé. Sản phẩm đã được rất nhiều bà mẹ tin dùng. Vậy nên, khi trẻ có dấu hiệu ho hãy nghĩ ngay đến Golanil Junior.
>>> Xem nhiều hơn thông tin về ho ở trẻ tại Vesihohap